Quy trình thi công chống thấm sàn mái bằng sơn chống thấm đúng chuẩn
Nội Dung Bài Viết
Sàn mái là khu vực thường xuyên phải chịu mọi tác động từ thời tiết như bão, gió,… Thời tiết thay đổi liên tục, thất thường sẽ làm sàn bê tông bị co giãn đột ngột gây nứt sàn. Và mỗi khi mùa mưa đến, sàn mái là vị trí phải hứng chịu hết nước mưa. Lượng nước mưa lớn, đọng nước lại trên sàn mái. Nước sẽ từ những vị trí nứt sàn và thấm xuống trần nhà. Từ đó gây thấm dột cục bộ hay toàn bộ cả ngôi nhà. Làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến ngôi nhà. Chúng ta cần tìm những phương pháp chống thấm sàn mái để xử lý nhanh chóng tình trạng này. Có rất nhiều biện pháp để thi công chống thấm. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn quy trình thi công chống thấm sàn mái bằng sơn chống thấm.
Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để biết cách thực hiện chống thấm sàn mái bằng sơn chống thấm nhé.
Hậu quả của việc sàn mái không được chống thấm
Nếu sàn mái bị thấm dột mà không tìm cách xử lý nhanh chóng. Có thể một thời gian sau ngôi nhà của bạn sẽ gặp phải một số hậu quả dưới đây:
– Vấn đề đầu tiên bạn gặp phải đó là nước thấm vào kết cấu bên dưới sẽ làm mất thẩm mỹ của ngôi nhà
– Sàn mái bị đọng nước lâu ngày thấm dột xuống trần nhà và tường nhà. Làm bề mặt tường và trần bị loang lổ, sơn tường bị bong tróc và nấm mốc. Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình nếu không có cách xử lý kịp thời. Vì những vị trí ẩm ướt là nơi tìm ẩn của khá nhiều vi khuẩn độc hại gây bệnh
– Nước đọng lâu ngày sẽ thấm sâu vào bên trong kết cấu của ngôi nhà. Làm hỏng kết cấu, tuổi thọ của ngôi nhà cũng giảm đi
– Lượng nước nhiều thấm xuống trần sẽ tạo giọt rồi nhỏ xuống bên dưới sàn nhà. Làm hư hỏng vật dụng ở dưới
– Nếu thấm dột lâu ngày không được xử lý có thể sẽ làm hư hỏng nhiều vị trí trong nhà. Khi đó chi phí sửa chữa hư hỏng rất tốn kém. Còn làm mất thời gian, ảnh hưởng đến sự sinh hoạt của cả gia đình
Qua những hậu quả chúng tôi chia sẻ trên đây. Thì các bạn có thể thấy được tình trạng thấm dột mà không được xử lý kịp thời sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến ngôi nhà. Vậy nên chúng ta cần xử lý chống thấm kịp thời để hạn chế những sự cố cũng như bảo vệ ngôi nhà bạn tốt hơn.
Nội dung tiếp theo sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn quy trình thi công chống thấm sàn mái bằng sơn chống thấm cực hiệu quả. Hãy cùng theo dõi tiếp nội dung bên dưới nhé.
Quy trình thi công chống thấm sàn mái bằng sơn chống thấm
Bạn nên thực hiện đầy đủ từng bước theo quy trình thi công chống thấm sàn mái chúng tôi hướng dẫn dưới đây để mang lại hiệu quả cao nhất.
Chuẩn bị, Xử lý bề mặt sàn mái
Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng quyết định đến hiệu quả chống thấm. Bởi bề mặt sàn mái sạch sẽ thì vật liệu chống thấm sẽ bám dính hiệu quả hơn. Khả năng chống thấm cũng sẽ cao hơn.
- Trước tiên bạn làm vệ sinh sạch bề mặt. Sử dụng máy hút bụi hoặc các loại dụng cụ chuyên dụng để thổi sạch mọi tạp chất và bụi bẩn bám trên bề mặt. Nếu trên bề mặt có vữa thừa thì đục bỏ. Loại bỏ sạch rêu mốc bám trên sàn mái
- Sử dụng máy mài gắn chổi sắt để tạo ma sát cho bề mặt. Việc này sẽ giúp vật liệu chống thấm bám chặt hơn vào bề mặt
- Nếu trên sàn mái có những vết nứt thì bạn có thể dùng keo chống thấm hay xi măng trám kín những vết nứt đó lại. Tại các vị trí lỗ rỗ, hốc bọng, khu vực quanh lỗ thoát nước xuyên sàn bạn cần thực hiện cẩn thận. Để bề mặt được tiếp xúc nhiều với vật liệu chống thấm hơn. Thì bạn hãy đục rãnh rộng và sâu khoảng 3cm cho đến khi thấy được bê tông đặc chắc.
Thi công chống thấm sàn mái
Khi bề mặt sàn mái đã được xử lý xong. Tiếp theo là đến quy trình thi công chống thấm sàn mái. Bạn hãy thực hiện đúng theo trình tự bên dưới:
- Trước tiên bạn hãy quét một lớp sơn chống thấm lên sàn mái để tạo độ láng cho bề mặt. Việc này sẽ giúp sơn chống thấm phủ đầy các vết nứt dù là nhỏ nhất mà công đoạn xử lý bề mặt chúng ta đã bỏ sót
- Chờ cho lớp sơn chống thấm thứ nhất khô thì quét tiếp lớp thứ hai lên bề mặt sàn mái. Mỗi lớp sơn nên cách nhau khoảng 12 tiếng
Lưu ý: lớp sơn thứ 2 nên quét vuông góc với lớp đầu tiên. Điều này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng nổi bọt. Ngoài ra bạn cần quét thật kỹ sơn chống thấm ở cổ ống nước và những góc tường. Đây là những vị trí dễ thấm dột nên quét sơn dày hơn bề mặt sàn mái
Kiểm tra bề mặt và nghiệm thu
- Thông thường thì lớp chống thấm sẽ khô sau 24 tiếng. Khi bề mặt khô thì bạn hãy ngâm bề mặt sàn mái thử trong nước trong 24 giờ. Quan sát trần nhà xem có xuất hiện tình trạng thấm dột ở vị trí nào không? Nếu không thì quy trình thi công chống thấm sàn mái của bạn đã đạt hiệu quả. Cuối cùng thì nghiệm thu, hoàn tất quá trình chống thấm
- Sau cùng bạn có thể cán lớp vữa phụ gia ở trên bề mặt chống thấm. VIệc này sẽ giúp bảo vệ bề mặt và giúp lớp chống thấm tăng tuổi thọ hơn.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn quy trình thi công chống thấm sàn mái bằng sơn chống thấm thật chi tiết. Hy vọng bạn sẽ nắm được những bước cơ bản để có thể áp dụng vào công trình của mình một cách thành công, hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công.