Móng băng là gì? Ưu điểm nổi bật và những hạn chế trong xây dựng
Nội Dung Bài Viết
Móng băng là một bộ phận quan trọng được dùng rất phổ biến trong việc thi công xây dựng các công trình. Bạn đã biết móng băng là gì? Ưu điểm nổi bật và những điểm hạn chế của móng băng trong xây dựng là gì chưa? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về móng băng. Vậy thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Móng băng là gì?
– Móng băng là bộ phận rất quan trọng trong thi công xây dựng các công trình. Có hình dạng 1 dải trải dài theo những phương của ngôi nhà. Móng băng được trải dài theo phương ngắn được gọi là móng băng 1 phương. Móng băng được trải dài theo cả 2 phương thì được gọi là móng băng 2 phương
– Nhờ có những ưu điểm nổi bật nên khi xây dựng những ngôi nhà phố, nhà cấp 4, biệt thự,… hay những loại nhà có từ 1 đến 3 tầng được xây dựng trên phần nền đất tốt. Thì người ta thường sử dụng móng băng
⇒ Vậy ưu điểm nổi bật và những điểm hạn chế của móng băng trong xây dựng là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp ở nội dung dưới đây
Ưu điểm nổi bật và những điểm hạn chế của móng băng trong xây dựng là gì?
Ưu điểm nổi bật
– Móng băng giúp tiết kiệm chi phí hơn những loại móng cọc từ 20 – 40%
– Sử dụng móng băng sẽ giúp tải trọng của toàn bộ công trình truyền xuống phần nền móng đều hơn. Vậy nên giảm được tình trạng lún, lệch nền móng
– Có sức chịu tải lớn hơn các loại móng đơn nên được sử dụng rất phổ biến trong các công trình xây dựng. Nếu các công trình không thể sử dụng được móng đơn thì giải pháp móng băng là sự lựa chọn thay thế tốt nhất
– Có thể ứng dụng vào những công trình có diện tích không quá lớn thi công trên nền đất xấu
Một số điểm hạn chế của móng băng trong xây dựng
– Đây là một loại móng nông. Độ sâu để chôn móng hạn chế khoảng 1.5 – 2m. Vậy nên sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định, tính chống trượt và chống lật của nền móng
– Các công trình xây dựng trên nền đất có mùn, đất yếu thì không thể sử dụng được móng băng. Mức độ chịu tải của móng băng sẽ phù thuộc vào lớp đất ở dưới đáy móng. Vậy nên khi thi công cần phải đầm chặt lớp đất ở dưới đáy móng thật cẩn thận, đầm kỹ
– Không thể sử dụng móng băng cho các công trình xây dựng có tầng hầm. Những công trình này sẽ được thay thế bằng móng bè
Kích thước và cấu tạo của móng băng
- Lớp đất dưới đáy móng cần đầm chặt, kỹ
- Lớp bê tông lót có độ dày 10cm để bảo vệ móng
- Cấu tạo của móng băng gồm có dầm móng liên kết cánh móng
- Kích thước chuẩn của cánh móng băng: độ rộng từ 90 – 140cm, độ cao từ 30 – 35cm
- Kích thước chuẩn của dầm móng băng: độ rộng 30cm, rộng 30cm, độ cao từ 50 – 80cm
Cách thi công móng băng
Công đoạn chuẩn bị trước khi thi công móng băng
– Trước khi thi công móng băng cần phải san lấp bề mặt và dọn sạch mặt bằng thi công. Bước này sẽ rất quan trọng. Vì bề mặt gọn gàng, ngăn nắp sẽ không ảnh hưởng đến quá trình thi công. Tùy vào từng mặt bằng, quy mô công trình mà bố trí công trường sao cho hợp lý. Để giúp tiết kiệm thời gian, rút ngắn tiến độ thi công hơn
– Sau khi xử lý mặt bằng xong thì chuẩn bị các loại vật tư, thiết bị dụng cụ thi công, nhân công. Vật tư gồm: đá, cát, bê tông, ván khuôn, sắt thép và những vật tư cần thiết khác
Đào đất
– Dựa vào bản vẽ để xác định chính xác vị trí móng ở trên mặt bằng. Tiến hành đào đất phần cao độ của đáy móng
– Trong khi đào đất bạn nên chuẩn bị những biện pháp bơm và xả nước vào trong hố đào khi trời mưa
Gia công, lắp đặt cốt thép
– Cốt thép cần phải được gia công đúng theo bản vẽ và đúng tiêu chuẩn của cốt thép. Nhà thầu cần lập bản vẽ thi công cốt thép để việc thi công tiết kiệm và nhanh chóng hơn
– Yêu cầu bề mặt của cốt thép phải thật sạch. Không còn bám bụi bẩn hay bùn đất trên bề mặt
– Cần thực hiện theo đúng theo tiêu chuẩn về vị trí cắt nối thép và chiều dài của thép
Gia công và lắp đặt cốp pha
– Cốp pha phải còn nguyên vẹn, không cong vênh hay mục nát. Bề mặt cốp pha phải thật phẳng và thẳng. Không sử dụng đinh để gia cố hay chắp ghép cốp pha
– Kiểm tra lại hình dạng, cao độ và vị trí của cốp pha trước khi tiến hành đổ bê tông
– Cốp pha phải đảm bảo vững chắc khi đổ bê tông. Cổ cột và tim móng luôn được định vị và không xê dịch
Tiến hành đổ bê tông cho nền móng
– Công đoạn đổ bê tông cần phải đảm bảo đúng quy chuẩn về thi công, xây dựng nhà ở, những tiêu chuẩn chất lượng. Đảm bảo đổ đầy khối bê tông. Khối bê tông chắc chắn, không có lẫn chất bẩn hay rác và tiến hành trộn đúng theo quy cách
– Cát và đá sử dụng để trộn bê tông phải lựa chọn đúng kích cỡ theo hạt. Vệ sinh sạch để đảm bảo bê tông đạt chất lượng tốt nhất. Bê tông sau khi đổ xong phải có bề mặt phẳng, trên bề mặt không bị rỗ
– Sau khi đổ thì tiến hành bảo dưỡng bê tông để tránh tình trạng co ngót làm bề mặt xuất hiện những vết nứt. Việc bảo dưỡng cũng sẽ giúp chất lượng, tuổi thọ và độ bền của phần bê tông móng tăng cao
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu một số khái niệm về móng băng. Qua những thông tin chúng tôi chia sẻ các bạn đã biết móng băng là gì? Ưu điểm nổi bật và những điểm hạn chế của móng băng trong xây dựng là gì chưa? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích nhé.