Chống thấm sàn mái chuyên nghiệp – uy tín – giá rẻ tại TP.HCM
Nội Dung Bài Viết
Khí hậu đặc trưng của nước ta là nhiệt đới gió mùa, thời tiết khắc nghiệt, nóng ẩm quanh năm và mưa nhiều. Khu vực sàn mái, sân thượng, ban công là những vị trí thường xuyên chịu tác động từ thời tiết bên ngoài như nắng, mưa, gió, mưa acid chứa kim loại nặng, tia UV,… Lâu ngày sẽ làm cho bề mặt bê tông bị rạn nứt. Mưa lớn làm nước đọng lại lâu ngày mà không thoát được nên nước sẽ từ những vị trí bị rạn nứt thấm dột xuống bên dưới. Vậy nên công việc chống thấm sàn mái làm một hạng mục vô cùng thiết yếu mà công trình nào cũng cần thực hiện. Vì nếu không có cách xử lý kịp thời sẽ làm cho bê tông bị hư hỏng, sắt thép bị rỉ sét và công trình bị xuống cấp trầm trọng .
Để quá trình chống thấm sàn mái mang lại hiệu quả cao nhất thì trước tiên chúng ta cần tìm ra những nguyên nhân làm cho sàn mái bị thấm dột. Dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số nguyên nhân và phương pháp chống thấm sàn mái nhé.
Nguyên nhân làm cho sàn mái bị thấm dột
Sàn mái bị thấm dột có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất:
– Nguyên nhân làm cho sàn mái bị thấm dột đến từ môi trường thời tiết bên ngoài. Vì sàn mái là khu vực chịu nhiều tác động từ môi trường. Nếu bề mặt sàn mái không thiết kế độ dốc để thoát nước. Thì sẽ xuất hiện tình trạng nước bị đọng lại. Lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng thấm dột nước xuống bên dưới
– Bề mặt tường bao quanh và bề mặt sàn có sự co ngót không đồng đều. Dẫn đến tình trạng tách lớp nên xảy ra vấn đề thấm dột
– Do nền móng có kết cấu kém, bê tông không đạt chất lượng nên làm cho bề mặt sàn mái bị nứt
– Trước đó có thi công chống thấm cho sàn mái. Tuy nhiên chất lượng chống thấm không đảm bảo, chưa thực hiện đúng quy trình và không đạt yêu cầu. Hay sử dụng những vật liệu chống thấm kém chất lượng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho sàn mái bị thấm dổ
– Trước khi lát gạch cho sàn mái không tiến hành thử nước (thực hiện công đoạn kiểm tra lớp chống thấm đã thi công trước đó)
Dù bị thấm dột vì bất cứ lí do nào thì chúng ta cũng nên tìm ra những phương pháp chống thấm sàn mái để khắc phục nhanh chóng hiện tượng thấm dột ấy. Để tránh nước thấm lâu làm ảnh hưởng lớn đến toàn bộ công trình.
Phương pháp chống thấm sàn mái
Các bạn có thể áp dụng chống thấm sàn mái bằng những phương pháp dưới đây như:
– Chống thấm bằng phụ gia chống thấm có gốc xi măng 2 thành phần
– Dùng màng khò tự dính hoặc màng khò nóng để chống thấm
– Chống thấm bằng vật liệu chống thấm gốc Polyurethane, tính đàn hồi cao. Đây là loại vật liệu chống thấm phổ biến nhất hiện nay và được rất nhiều công trình lựa chọn áp dụng
Quy trình chống thấm sàn mái
Chuẩn bị, xử lý bề mặt
– Nếu trên bề mặt sàn mái có xuất hiện những vết nứt, lỗ rỗng, hốc bọng. Bạn hãy sử dụng vữa rót không co ngót và hồ dầu Sika Latex để trám kín những vị trí đó lại
– Tại những vị trí như cổ ống xuyên sàn, khe co giãn, ống thoát nước bạn hãy quấn thanh thủy trương (thanh cao su trương nở) sau đó đổ vữa không co ngót vào
– Vệ sinh sạch tạp chất, bụi bẩn, tạp chất bám trên sàn mái. Sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để quét hoặc thổi sạch bề mặt. Những vị trí không bằng phẳng, gồ ghề thì làm cho phẳng lại
– Đối với những vết nứt có kích thước lớn thì bạn hãy đục rãnh khoảng 3cm. Sau đó xịt nước vào rãnh đã đục để làm sạch bụi bẩn. Dùng vữa chống thấm hoặc các loại keo chống thấm để trám rãnh đó lại
Thi công chống thấm sàn mái bằng các loại vật liệu chống thấm gốc Polyurethane
– Bước 1: Khi đã vệ sinh bề mặt sàn mái sạch sẽ thì tiếp theo bạn hãy tiến hành chống thấm cho cổ ống thoát nước trên sàn.
- Sử dụng máy đục để đục cổ cách theo hình chữ V khoảng 2 – 3cm.
- Sau khi đục rãnh thì loại sạch bụi bẩn bên trong rồi quấn thanh trương nở xung quanh cổ ống.
- Tiếp đến thì trộn vữa không có độ co ngót Grout và đổ vào cổ ống đã được chèn kín
– Bước 2: Chống thấm chân tường (đây là một vị trí quan trọng bạn nên lưu ý và cẩn thận)
- Quét hoặc phun vật liệu chống thấm gốc Polyurethane lên chân tường. Tại vị trí chân tường bạn hãy quét lớp chống thấm dày hơn bề mặt sàn mái. Vì đây là vị trí dễ thấm dột hơn.
- Thi công lớp chống thấm đầu tiên cho toàn bộ bề mặt sàn mái cần chống thấm
– Bước 3: Khi lớp đầu tiên khô thì quét tiếp lớp chống thấm thứ 2 lên bề mặt. Có thể quét nhiều hơn 2 lớp chống thấm còn tùy vào yêu cầu bề mặt và chất lượng của sàn mái mà thi công chống hợp lý.
– Bước 4: Sau khi đã chống thấm xong thì xả nước ngập sàn mái ngâm thử nước để kiểm tra trong 24 giờ
– Bước 5: Nghiệm thu công trình
Tổng kết:
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu về một số phương pháp chống thấm sàn mái. Chúng tôi cũng đã hướng dẫn quy trình chống thấm sàn mái bằng vật liệu chống thấm gốc Polyurethane. Các bạn hãy tham khảo kỹ để có thể áp dụng thành công vào công trình của mình nhé.
Hoặc khi khách hàng có nhu cầu cần chống thấm cho công trình của mình. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Thanh Phong để được tư vấn về phương pháp tiết kiệm và hợp lý nhất đối với công trình của khách hàng. Chúng tôi luôn tìm ra phương án thi công hiệu quả mà phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhất. Đảm bảo luôn mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. Làm cho khách hàng luôn cảm thấy hài lòng khi lựa chọn chúng tôi. Hãy để Thanh Phong thay bạn khắc phục triệt để mọi sự cố thấm dột trong nhà nhé.