Cách chống thấm trần nhà bê tông bị nứt triệt để hiệu quả 100%
Nội Dung Bài Viết
Chắc có lẽ nỗi ám ảnh của rất nhiều gia đình mỗi khi mùa mưa tới đó là tình trạng thấm dột. Thấm dột nếu không xử lý sẽ gây ra rất nhiều vấn đề làm mọi người khó chịu như: tường xuất hiện những vết loang lổ, bong tróc tường, xuất hiện nấm mốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Bên cạnh đó rất có thể vật dụng, thiết bị trong nhà bị hư hỏng. Vì nước dột từ trần nhà xuống thấm vào các vật dụng. Vậy nên cần có cách chống thấm trần nhà từ lúc mới xuất hiện những hiện tượng thấm dột. Sẽ hạn chế đáng kể những hư hỏng có thể xảy ra. Dưới bài viết này chông ty chống thấm Thanh Phong chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chống thấm trần nhà tuy đơn giản nhưng hiệu quả khá cao. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Những nguyên nhân làm thấm trần nhà
Có rất nhiều nguyên nhân làm trần nhà bị thấm dột. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Trần nhà bị rỉ nước, rạn nứt, nấm mốc xảy ra khi nước từ bên trên đường ống nhà vệ sinh tầng trên hoặc từ sân thượng thấm xuống trần nhà thông qua sàn mái
- Do ngôi nhà của bạn trước đó không áp dụng các phương pháp chống thấm hiệu quả. Hoặc do sử dụng lâu ngày công trình xuống cấp nên khi có mưa, nước mưa dễ thấm vào trần nhà
- Do mưa lớn, kéo dài nước từ sàn mái không thể thoát kịp nên thấm vào trần nhà gây dột
Cách chống thấm trần nhà hiệu quả tuyệt đối
Chống thấm bằng nhựa đường
Ưu điểm:
- Chống thấm nước tuyệt đối
- Nhựa đường có khả năng bám dính cực tốt lên bề mặt. Có thể chịu được mọi điều kiện thời tiết, khí hậu mà vẫn bám dính tốt
- Có thể chịu được những tác động từ bên ngoài, chịu được áp lực cao từ nước
- Độ đàn hồi cực tốt, có tính dẻo dai
- Trám kín được những khe hở và vết nứt khá tốt
- Độ bền tốt, tuổi thọ cao
- An toàn và không độc hại cho con người lẫn môi trường
Cách chống thấm trần nhà khi sử dụng nhựa đường
- Bước 1: Vệ sinh trần nhà thật sạch, làm sạch những mảng tường bị bong tróc, bụi bẩn, tạp chất bám trên bề mặt
- Bước 2: Sau khi đã vệ sinh sạch thì quét lớp lót Asphalt primer lên bề mặt trần nhà. Điều này sẽ làm tăng hiệu quả chống thấm hơn
- Bước 3: Đun nhựa đường sôi lên để nóng chảy ra. Quét nhựa đường đều lên toàn bộ bề mặt trần nhà. Bạn hãy sử dụng bay để miết phẳng trần nhà và loại bỏ những túi khí rỗng trên bề mặt
- Bước 4: Để hiệu quả chống thấm đạt tối đa. Bạn có thể cán lớp vữa xi măng dày khoảng 3cm lên trên bề mặt
Chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm
Hiện nay thị trường có rất nhiều loại sơn chống thấm từ những thương hiệu nổi tiếng khác nhau. Công dụng chung của nó làm bảo vệ bề mặt, chống thấm nước và mang lại thẩm mỹ cho công trình. Bạn hãy tham khảo kỹ từng loại, về thành phần và cách sử dụng chung của mỗi loại. Để lựa chọn loại sơn phù hợp cho ngôi nhà của mình nhé.
Ưu điểm:
- Có nhiều loại đa dạng mẫu mã khách hàng có thể lựa chọn dễ dàng
- Thẩm thấu nhanh chóng, che được các vết nứt trên bề mặt
- Giúp công trình tăng tính thẩm mỹ hơn
- Khả năng chống thấm nước, chống nấm mốc, kháng kiềm tốt
Quy trình chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm:
- Bước 1: Vệ sinh bề mặt. Đảm bảo bề mặt luôn khô và sạch
- Bước 2: Quét một lớp sơn phủ chống kiềm lên bề mặt trước. Việc này sẽ làm gia tăng khả năng bám dính của sơn chống thấm hơn
- Bước 3: Khi lớp sơn phủ khô thì quét 2 – 3 lớp sơn chống thấm lên trên trần nhà (đợi cho lớp trước khô hoàn toàn rồi mới quét lớp tiếp theo)
- Bước 4: Hoàn tất quá trình chống thấm và nghiệm thu
Sử dụng Sika để chống thấm trần nhà
Ưu điểm:
- Thi công dễ dàng, không cần phải có nhiều kỹ thuật phức tạp
- Sika thường được thi công ở dạng lỏng nên có thể chảy vào những vết nứt, ngăn chặn nước xâm nhập vào từ những vết nứt đó
- Có khả năng thẩm thấu sâu được vào bên trong bề mặt trần nhà. Hình thành lên một lớp màng bảo vệ, có thể chống nước tốt
- Sử dụng được trên nhiều bề mặt
- Hiệu quả chống thấm tuyệt đối
- Không chứa những chất độc hại, an toàn với con người và môi trường
- Có thể chống thấm được cho nhiều hạng mục: Chống thấm trần nhà, sàn mái, sân thượng, tường nhà, tầng hầm
Quy trình chống thấm:
- Bước 1: Đầu tiên bạn cũng cần phải làm sạch bề mặt. Loại bỏ toàn bộ bụi bẩn, tạp chất bám trên bề mặt. Nếu bề mặt xuất hiện những vết nứt nhỏ thì trám kín lại. Đối với các vết nứt to thì hãy tiến hành đục rãnh chữ V sâu khoảng 3cm
- Bước 2: Bạn hãy đổ Sika Latex và vữa chống thấm vào những khe nứt, rãnh, lỗ hỏng đã đục trên trần nhà
- Bước 3: Quét một lớp phụ gia chống thấm lên trên bề mặt trần nhà
- Bước 4: Quét khoảng 2 lớp hóa chất chống thấm lên bề mặt. Mỗi lớp cách nhau từ 4 – 6 tiếng còn tùy vào thời tiết, nhiệt độ môi trường
- Bước 5: Sau khi thi công chống thấm xong thì kiểm tra lại và hoàn thiện công trình
Trên bài viết này chúng tôi đã hướng dẫn về một số cách chống thấm trần nhà tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Các bạn hãy tham khảo để tự áp dụng các phương án chống thấm phù hợp vào công trình của mình một cách dễ dàng và hiệu quả nhé.
Tư vấn chống thấm miễn phí tại đây:
- 1️⃣ Tư vấn dịch vụ chống thấm
- 2️⃣ Tư vấn chống thấm tường
- 3️⃣ Tư vấn chống thấm sân thượng
- 4️⃣ Tư vấn chống thấm nhà vệ sinh
Thông tin liên hệ Thanh Phong tư vấn cách chống thấm trần nhà
- ☎️ Hotline: 0901.742.092
- 🏠 Địa chỉ: Chi nhánh tại Biên Hòa
- 🌍 Website: Suachuanhathanhphong.com
- 📧 Mail: Suachuanhathanhphong@gmail.com