Trần thạch cao thả có ưu và nhược điểm gì? Thi công trần thạch cao thả
Nội Dung Bài Viết
Hiện nay các công trình rất ưa chuộng các loại trần thạch cao. Đây được xem là xu hướng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Có rất nhiều loại trần thạch cao khác nhau như trần thả. trần giật cấp, trần chìm,… Bên dưới bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về trần thạch cao thả. Hãy cùng tìm hiểu nội dung dưới đây nhé
Khái niệm về trần thạch cao thả
Trần thạch cao thả (trần nổi) là loại trần được thiết kế có khung xương nổi ở trên bề mặt khi hoàn thiện. Bạn có thể nhận biết được trần thả nhờ những đặc điểm dưới đây:
– Khung xương đan vào nhau, phân chia bề mặt của trần thành những ô vuông nhỏ có kích thước 600x600mm hoặc 600x1200mm
– Có một phần thanh xương nổi trên mặt trần thạch cao sau khi hoàn thiện. Có thể dựa vào đó để phân biệt được trần thạch cao nổi
– Những ô vuông đã phân chia sẵn trên khung xương. Những người thợ chỉ cần thả những tấm thạch cao theo kích thước có sẵn vào ô
Ưu và nhược điểm của loại trần thạch cao thả
Ưu điểm
– Trần thạch cao thả có ưu điểm nổi bật đó là quy trình thi công đơn giản, nhanh chóng. Đây là mẫu trần có thời gian hoàn thành toàn bộ trần trong thời gian nhanh nhất. Vì thi công trần thả không cần phải có chuyên môn kỹ thuật cao
– Loại trần này giúp giấu những đường ống, đường dây điện,… Có thể dễ dàng lắp đặt đèn sáng, điều hòa mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ
– Trần thả có thể ứng dụng được vào nhiều công trình, không gian khác nhau. Ví dụ như: hành lang chung cư, bệnh viện, phòng sinh hoạt công cộng, văn phòng, công ty,… Giúp tiết kiệm chi phí, thời gian thi công mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình
– Việc bảo trì, sửa chữa các loại trần thả vô cùng đơn giản. Chỉ cần tháo các tấm trần bị hỏng hoặc thay phần khung xương bị hỏng là được
– Tiết kiệm chi phí bởi các loại trần thả có giá tương đối rẻ. Hơn nữa sẽ tiết kiệm chi phí hơn cho việc sơn bả so với loại trần chìm phẳng
– Khi cần nối, thay mới đường ống, dây cáp, dây điện. Bạn chỉ cần tháo tấm trần tại những vị trí cần được sửa chữa ra và lắp đặt lại như cũ sau khi đã sửa xong. Bạn sẽ không tốn nhiều thời gian, công sức
– Các tấm thạch cao còn có khả năng chống cháy, cách nhiệt và cách âm vô cùng hiệu quả
– Hiện nay thị trường có rất nhiều loại trần thả với nhiều hoa văn, kiểu dáng, họa tiết khác nhau in trên bề mặt tấm thạch cao. Khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn và các bạn có thể chọn loại phù hợp với sở thích của mình vô cùng dễ dàng
Nhược điểm
– Trần thạch cao thả là loại trần có khung xương thạch cao thạch cao được gắn kết với nhau bằng mắt cá. Vậy nên hệ trần thả khá đơn giản. Tính thẩm mỹ không bằng các loại thạch cao chìm
– Sau khi thi công nếu biên độ nhiệt càng cao thì sẽ càng làm ảnh hưởng đến các tấm thạch cao. Dễ bị cong, vênh. Sử dụng sau thời gian dài thì khả năng cách âm, cách nhiệt của trần thả bị kém đi
Quy trình thi công trần thả đơn giản
Dưới đây Thanh Phong sẽ hướng dẫn quy trình thi công trần thả theo đúng chuẩn kỹ thuật nhất. Các bạn có thể tham khảo và thực hiện theo nhé
Bước 1: Xác định chiều cao của trần nhà
Bạn có thể sử dụng ống nivo hoặc tia laser để đo chiều cao của trần nhà. Dùng bút để đánh dấu lại vị trí lắp trần nổi để có thể tính toán trần theo khung xương cho hợp lý
Đây là công đoạn quan trọng bạn cần phải thực hiện cẩn thận. Vì nếu tính sai sẽ làm cho khung xương và tấm trần không khớp nhau
Bước 2: Cố định thanh viền vào tường
Tùy vào từng loại vách và không gian lắp đặt. Mà người ta sẽ sử dụng búa đóng đinh hoặc mũi khoan để cố định thanh viền vào vách hoặc tường. Hiện nay các loại vách và tường đều làm bằng bê tông nên chủ yếu sẽ sử dụng máy khoan. Khoảng cách giữa lỗ khoan hay các lỗ đinh là không quá 300mm. Trước khi khoan bạn nên tính toán cho đều
Bước 3: Phân chia kích thước trần
Mỗi loại trần sẽ có kích thước phân chia khác nhau. Với trần thạch cao thả thì kích thước chuẩn là: 600×600mm, 610x610mm, 600×1200mm, 610×1220mm. Là khoảng cách tâm điểm của thanh phụ và thanh chính
Bước 4: Móc
Khoảng cách tối đa giữa những điểm treo là 1200– 1220mm. Khoảng cách từ vách đến móc đầu tiên từ 600mm – 610mm
Ở những điểm treo sẽ sử dụng khoan bê tông và khoan trực tiếp vào sàn bê tông cốt thép bằng loại mũi khoan 8mm. Liên kết bằng tắc kê nở và pát
Bước 5: Móc, liên kết thanh chính
Dùng khung xương kết nối bằng cách gắn lỗ liên kết chéo ở trên 2 đầu của thanh chính. Móc treo trên thanh chính có khoảng cách chuẩn là 800– 1200mm. Khoảng cách các thanh chính cần phải phù hợp với những điểm treo ở trên mái. Dựa theo khoảng cách tiêu chuẩn được quy định, đo độ phẳng của khung
Bước 6: Móc, liên kết thanh phụ
Sử dụng 2 thanh phụ lắp vào những lỗ trên thanh chính và đầu ngàm của thanh phụ. Khoảng cách tiêu chuẩn là 600mm hoặc 610 mm
Bước 7: Điều chỉnh
Khi thanh phụ và thanh chính đã được lắp đặt phù hợp. Tiếp theo bạn hãy điều chỉnh khung xương lại ngay ngắn, mặt bằng khung cần phải phẳng. Sử dụng dây chéo, thước hoặc máy laser để kiểm tra độ bằng phẳng của từng vùng xem có phù hợp thiết kế không
Bước 8: Lắp tấm thạch cao lên khung
- Tấm thạch cao có kích thước 595x595mm được lắp đặt cho hệ thống 600x600mm
- Kích thước 605x605mm được lắp đặt cho hệ thống 610x610mm
- Kích thước 605 x 1210mm được lắp đặt cho hệ thống 610×1220 mm
- Hoặc 595 x 1190mm được lắp đặt cho hệ thống 600×1200 mm
Bước 9: Xử lý phần viền trần
Đối với viền trần nhà bạn cần dùng kéo hoặc cưa để cắt phần viền thừa. Dùng lưỡi dao bén hoặc cưa răng vạch trên bề mặt của tấm trần. Sử dụng dao rọc giấy để rọc phần giấy còn lại
Bước 10: Kiểm tra và vệ sinh
Sau khi đã hoàn thiện quy trình thi công trần thạch cao thả thì bạn hãy kiểm tra tổng thể lại một lần nữa. Để xem còn lỗi nào không và khắc phục. Cuối cùng thì vệ sinh sạch khu vực vừa thi công
Trong trường hợp quý khách không thể tự thi công trần thạch cao thả cho công trình của mình. Quý khách có thể liên hệ đến Thanh Phong chúng tôi. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn về loại trần phù hợp. Tiến hành thi công an toàn, nhanh chóng. Đảm bảo quá trình thi công đúng tiến độ. Mang đến cho quý khách công trình với phần mái thạch cao bền đẹp, sử dụng lâu dài theo thời gian. Hãy liên hệ đến Thanh Phong khi có nhu cầu thi công trần thạch cao nhé.